Nghiên cứu khoa học về ‘Con mắt thứ ba’ – Phần 2: Con mắt thoái hóa trong bộ não người

Đã từ lâu những người có tín ngưỡng tin rằng trong mỗi người đều có con mắt thứ ba, là cửa sổ con người có thể giao tiếp với thế giới khác. Tuy vậy, cũng có người nghi ngờ sự tồn tại của con mắt thứ ba này.

Nghiên cứu khoa học về ‘Con mắt thứ ba’ – Phần 2: Con mắt thoái hóa trong bộ não người
Ẩn sâu trong trung tâm của não, tuyến tùng có cấu trúc tương tự như mắt thường của chúng ta. (Photos.com)

Thể tùng quả là một con mắt thoái hóa?

Vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, bác sĩ Hy Lạp cổ đại Herophilus đã phát hiện trong não người có một bộ phận nhỏ, hình dạng như quả thông và có kích thước bằng móng ngón tay út. Ngày nay, các nhà khoa học gọi bộ phận đặc biệt đó là thể tùng quả.

Thể tùng hay còn gọi là thể tùng quả có tên khoa học là Pineal Gland, là tuyến nội tiết nhỏ trong não của các động vật có xương sống. Thể tùng quả nằm gần trung tâm của não, nơi giao nhau của 2 đồi não, có nhiệm vụ sản xuất ra hormone melatonin . Melatonin là chất có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của tế bào và hệ thống miễn dịch, đồng thời cũng là một chất chống ôxy hóa.

Các nhà khoa học đã nhận ra sự tương đồng giữa thể tùng quả và con mắt. Nhiều người cho rằng thể tùng quả chính là một con mắt thoái hóa. Năm 1919, Frederick Tilney và Luther Fiske Warren trong một báo cáo đã công bố những đặc điểm tương đồng giữa thể tùng quả và con mắt người như sự nhạy cảm với ánh sáng và các khả năng thị giác khác.

“Dưới da trong hộp sọ của thằn lằn là ‘con mắt thứ ba’ có thể phản ứng với ánh sáng; nó tương tự như thể tùng quả, nơi tiết ra những nội tiết tố, phía bên trong của sọ người. Thể tùng quả của con người bị chặn ánh sáng trực tiếp, nhưng cũng giống như con mắt thứ ba của thằn lằn, nó cho thấy việc sản xuất ra hormone melatonin  tăng cường vào ban đêm,” tiến sĩ Cheryl Craft, Đại học Nam California đã viết về “con mắt tinh thần” vào năm 1995. “Giải phẫu thể tùng quả của thằn lằn cho thấy nó có cấu tạo giống hệt con mắt cả về hình dáng lẫn cấu tạo giác mạc.”

Nghiên cứu khoa học về ‘Con mắt thứ ba’ – Phần 2: Con mắt thoái hóa trong bộ não người
Thể tùng trong bộ não người (ảnh: Telese Winslow)

Thể tùng quả chứa mô võng mạc được cấu tạo bởi các tế bào cảm quang hình que và hình nón, giống hệt như mắt người. Thậm chí, nó cũng có bó dây thần kinh thị giác nối đến vỏ não thị giác, tiến sĩ David Klein thuộc Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Hoa Kỳ (NICHD) cho biết. “Các tế bào cảm quang của võng mạc rất giống với các tế bào của thể tùng quả. Nó thậm chí còn có chất lỏng thủy tinh thể giống như ở mắt,” tiến sỹ David Klein nói với tạp chí Science Daily.

Thể tùng quả có phải là con mắt thứ ba?

Theo Bác sỹ Sérgio Felipe de Oliveira ở Đại học Sao Paulo – Brazil nói hoạt động tăng cường của thể tùng quả có liên quan mật thiết với hoạt động tinh thần như hiện tượng nằm mơ hoặc thiền định.

Tháng 5/2013, một phát hiện khác được công bố: thể tùng quả của chuột có khả năng tiết ra N-dimethyltryptamine (DMT). DMT được coi là một trong những chất dẫn truyền thần kinh có khả năng gây ảo giác mạnh nhất mà con người biết đến. Nó tăng lên trong khi ngủ, trong các trạng thái thiền định, trải nghiệm cận tử, cũng như khi ăn vào các loại thực vật có khả năng gây ảo giác. Nghiên cứu loại này bắt đầu tiếp cận thể tùng quả như một cửa sổ bẩm sinh nhìn vào các chiều không gian khác, hơn là một con mắt thoái hóa chỉ có nhiệm vụ sản sinh ra các hormone.

Nếu như cả hai mắt được bỏ đi và đường giải phẫu từ khu vực phía trước của thể tùng này được phơi ra ánh sáng, thì cơ quan này vẫn có thể đáp lại kích thích theo một cách tương tự như đôi mắt ở hai bên. Trong cuốn tự truyện có tựa đề “The Third Eye” của lạt ma Tây Tạng Lobsang Rampa đã diễn tả cuộc phẫu thuật được tiến hành tại vị trí giao của hai hàng lông mày của ông, là đường thông dẫn đến con mắt thứ ba, hay thể tùng quả. Sau đó, ông đã phát triển được một số năng lực đặc dị chưa từng có trước đây. Thực tế này đã khiến nhà nghiên cứu cân nhắc: liệu thể tùng quả có phải chỉ là một con mắt bị thoái hóa?

Nghiên cứu khoa học về ‘Con mắt thứ ba’ – Phần 2: Con mắt thoái hóa trong bộ não người
Cuốn sách The Third Eye – Con mắt thứ ba của Lạt ma Lobsang Rampa (bản tiếng Anh) (ảnh: amazon)

Trong khi giới khoa học còn có hiểu biết rất hạn chế về con mắt thứ ba, những người thực hành tín ngưỡng và tôn giáo từ lâu đã biết đến sự tồn tại của con mắt này. Không chỉ vậy, con mắt thứ ba đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nhận biết, giao tiếp của họ với các không gian và các thế giới mà mắt thường con người không nhìn thấy được. Trong tín ngưỡng Vệ Đà, con mắt thứ ba tượng trưng cho luân xa thứ sáu; trong Ấn Độ giáo, nó được gọi là cửa sổ của thần Brahma; tại Trung Quốc, các Đạo sĩ gọi nó là Nê Hoàn Cung, còn người cổ đại Trung Quốc gọi nó là Thiên Mục.

Không chỉ nhận biết sự tồn tại của con mắt thứ ba, những người thực hành tu luyện có các phương pháp khai mở con mắt này. Khi đó, tùy theo đặc điểm của từng người mà họ có thể có thể xuất hiện những năng lực đặc biệt như: nhìn thấy các cảnh tượng từ xa, nhìn thấy được quá khứ và tương lai, thậm chí đọc được ý nghĩ người khác … Trong các câu chuyện cổ của Phật giáo đều có ghi lại các khả năng này.

Vì sao con mắt thứ ba không hoạt động với hầu hết mọi người?

Y học đã phát hiện rằng thể tùng quả của con người hầu hết đều bị vôi hóa. Thể tùng của người trưởng thành bị vôi hóa giống một cục canxi nằm ở giữa não bộ. Nguyên nhân của việc vôi hóa được cho là do con người hiện nay vẫn đưa vào cơ thể hàng ngày các chất Fluor/Chloride qua nước uống, thức ăn, kem đánh răng… Nhiều nhà khoa học tin rằng sự vôi hoá thể tùng quả làm mù con mắt thứ ba, ngăn cản chúng ta có được các năng lực đặc biệt.

Nghiên cứu khoa học về ‘Con mắt thứ ba’ – Phần 2: Con mắt thoái hóa trong bộ não người
Ảnh chụp thể tùng bị vôi hóa (ảnh: phytoactive.net)

Những người thực hành tu luyện còn cho rằng con mắt thứ ba của trẻ em từ 6 tuổi trở xuống rất dễ được khai mở và nhìn rất rõ ràng do các bé rất ngây thơ và trong sáng. Họ cũng cho rằng thanh niên trưởng thành rất khó khai mở con mắt thứ ba do những ham muốn, tham vọng của họ là rất lớn. Giải thích này khá trùng hợp với phát hiện của giới khoa học: trẻ em dưới 6 tuổi thì thể tùng quả ít bị vôi hóa, còn thanh niên trưởng thành hầu hết có thể tùng quả bị vôi hóa. Điều này có thể lý giải tại sao chỉ các nhà sư, các lạt ma Tây Tạng hay những người tu luyện tâm tính một cách chân chính mới có thể sở hữu những năng lực siêu thường.

“Những điều chúng ta biết là hữu hạn, còn những điều chúng ta chưa biết là vô hạn”

Con người ngày nay thường chỉ chấp nhận những điều mà khoa học chứng thực công nhận. Còn những việc mà khoa học chưa thể giải thích nhưng lại xảy ra một cách khách quan, đồng thời được chứng minh qua các thí nghiệm hết sức thực tại như con mắt thứ ba này, thì con người lại bám chắc vào nhận thức cố hữu của mình. Con người cần mở rộng tư duy, mạnh dạn thay đổi quan niệm trong việc tiếp nhận, đánh giá thông tin, và nhìn nhận về thế giới xung quanh.

Thiện Tâm

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn