Bản tin đặc biệt

Có phải vaccine đã đẩy lùi được bệnh đậu mùa?

Liệu có bằng chứng thuyết phục nào chứng minh vaccine đậu mùa có thể đẩy lùi các làn sóng bệnh đậu mùa hay không? Quá trình đào sâu vào các tài liệu [y khoa] đã đưa đến những phát hiện đáng ngạc nhiên.

Đây là phần 2 trong loạt bài “Nhìn lại lịch sử vaccine

Phần 1. Những câu chuyện chưa kể về vaccine đậu mùa

Trong loạt bài “Nhìn lại lịch sử vaccine” này, chúng ta sẽ khám phá lịch sử đa diện của vaccine, kiểm tra dữ liệu lịch sử và tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc về hiệu quả và độ an toàn của vaccine.

Niềm tin rộng rãi vào vaccine thường bắt nguồn từ giả định rằng vaccine đầu tiên trong lịch sử loài người đã đẩy lùi hiệu quả một trong những đại dịch nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, niềm tin này có đúng không?

Bất chấp bản chất không rõ ràng ban đầu của vaccine đậu mùa do Tiến sĩ Jenner phát minh cũng như những thất bại và thách thức y tế ngày càng tăng của loại vaccine này, xã hội chúng ta vẫn có niềm tin cơ bản rằng vaccine đậu mùa giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa một cách hiệu quả. Đến năm 1801, ước tính có khoảng 100,000 người được chích vaccine bệnh đậu mùa ở Anh.

Vào những năm 1970, chiến dịch đầy lùi bệnh đậu mùa trên toàn cầu do một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và bác sĩ y khoa người Mỹ, Tiến sĩ Donald Ainslie Henderson dẫn đầu, đã lần đầu tiên áp dụng chiến lược chích ngừa hàng loạt để đạt được 80% tỷ lệ bao phủ vaccine ở mỗi quốc gia.

Chiến dịch này tích hợp các chương trình chích ngừa hàng loạt, giám sát các đợt bùng phát và phản ứng nhanh với mọi trường hợp được báo cáo. Đến năm 1977, trường hợp bệnh đậu mùa tự nhiên cuối cùng được ghi nhận ở Somalia, đưa đến tuyên bố bệnh đậu mùa đã được ngăn chặn của WHO vào năm 1980.

Tuy nhiên, bất chấp thành công dường như liên quan đến vaccine này, vẫn còn những câu hỏi về hiệu quả thực sự của việc chích vaccine đậu mùa và liệu các yếu tố khác có [góp phần] đưa đến sự suy giảm số ca nhiễm bệnh đậu mùa hay không. [Bên cạnh đó], những nỗ lực trước đó nhằm loại bỏ bệnh đậu mùa bằng vaccine tỏ ra không hiệu quả, [càng] đặt ra nghi vấn về chiến dịch [chích vaccine] được cho là thành công này.

Hoa Kỳ: Không suy giảm số ca nhiễm sau khi áp dụng chích vaccine

Tiến sĩ Suzanne Humphries, bác sĩ nội khoa và bác sĩ chuyên khoa thận được hội đồng chứng nhận và đã hành nghề y ở các bệnh viện thông thường trong hơn 20 năm. Các biểu đồ bên dưới thể hiện một số thông tin chính từ cuốn sách của bà về bệnh đậu mùa, “Dissolving Illusions” (tạm dịch: Những ảo tưởng tan biến).

Bà đã giành rất nhiều thời gian tại thư viện y tế của Đại học Yale và các thư viện khác để xem xét các tập san, sách và báo y khoa để tìm kiếm dữ liệu về tỷ lệ tử vong và tạo ra các biểu đồ trên máy điện toán.

Các hồ sơ từ thành phố Boston, bắt đầu từ năm 1811, cho thấy dịch bệnh đậu mùa bắt đầu lại vào khoảng năm 1837. Mặc dù đã ban hành quy định chích ngừa vào năm 1855, dịch bệnh này vẫn tiếp tục xảy ra vào những năm 1859 đến 1860, 1864 đến 1865 và 1867, với đợt bùng phát đặc biệt nghiêm trọng từ 1872 đến 1873. Sự tái diễn liên tục của dịch bệnh này ở tiểu bang Massachusetts cho thấy các quy định nghiêm ngặt về chích ngừa không có tác động tích cực đến việc hạn chế bệnh đậu mùa.

Chích vaccine bệnh đậu mùa và tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa ở Boston từ năm 1811 đến năm 1926. (Ảnh: Những ảo tưởng tan biến, Suzanne Humphries)
Chích vaccine bệnh đậu mùa và tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa ở Boston từ năm 1811 đến năm 1926. (Ảnh: Những ảo tưởng tan biến, Suzanne Humphries)

Theo nghiên cứu “SmallPox and Revaccination,” (Bệnh đậu mùa và Liều Vaccine nhắc lại) đăng trên Boston Medical and Surgical Journal (Tập san Y khoa và Phẫu thuật Boston) năm 1881, “Dịch bệnh mới nhất xảy ra vào năm 1872–1873, đã gây tử vong cho 1,040 người, là trận dịch nghiêm trọng nhất từng xảy ra ở Boston kể từ sau khi khai triển việc chích vaccine.”

Tại Chicago, mặc dù tỷ lệ bao phủ của vaccine là 95% vào năm 1868 và chích vaccine bắt buộc sau trận Đại hỏa hoạn ở Chicago năm 1871, trận dịch đậu mùa nghiêm trọng vẫn xảy ra vào năm 1872. Hơn 2,000 người mắc bệnh đậu mùa và hơn 1/4 trong số này đã tử vong, với tỷ lệ tử vong cao nhất là nhóm trẻ em dưới 5 tuổi.

Châu Âu: Không suy giảm số ca nhiễm sau khi chích vaccine

Trên khắp thế giới phương Tây, dịch bệnh trầm trọng hơn ở những nhóm dân số có tỷ lệ chích vaccine cao.

Tiến sĩ GW Harman đã xuất bản một bài báo trên tập san y khoa Medical Brief năm 1900 có nhan đề “Lập luận của bác sĩ chống lại hiệu quả của việc chích vaccine virus”, nêu bật các trường hợp bệnh đậu mùa phổ biến ở những người được chích ngừa ở Anh, Pháp và Đức.

Có phải vaccine đã đẩy lùi được bệnh đậu mùa?

Ở Anh, việc chích ngừa bệnh đậu mùa đã trở thành [quy định] bắt buộc vào năm 1853.

Tuy nhiên, kể từ đó đã xảy ra ba trận dịch đậu mùa. Lần đầu tiên xảy ra từ năm 1857 đến 1859, với 14,244 ca tử vong; lần thứ hai xảy ra từ năm 1863 đến 1865, với 20,059 ca tử vong; làn sóng thứ ba, từ 1870 đến 1872, có 40,840 ca tử vong. Dân số tăng 7% từ trận dịch đầu tiên đến trận dịch thứ hai, tuy nhiên số ca mắc bệnh đậu mùa lại tăng gần 50%. Dân số tăng 10% từ trận dịch thứ hai đến trận dịch thứ ba, tuy nhiên số ca mắc bệnh đậu mùa lại tăng 120%.

Tiến sĩ Harman trích dẫn dữ liệu được công bố vào ngày 15/07/1871 trên The London Lancet (Tập san Lancet London) báo cáo rằng trong số 9,392 bệnh nhân đậu mùa tại các bệnh viện ở London, 6,854 người được chích ngừa (73%) và 17.5% bệnh nhân được chích ngừa đã tử vong.

Trong đợt bùng phát năm 1881 ở Bromley, Anh, tất cả 43 nạn nhân đều được chích ngừa và 16 trường hợp nặng.

Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa giảm sau năm 1872, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy việc chích vaccine có liên quan đến điều này. Vào đầu những năm 1900, các trường hợp tử vong do bệnh đậu mùa gần như đã biến mất khỏi nước Anh.

Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa ở Anh và xứ Wales từ năm 1838 đến 1922. (Ảnh: Dissolving Illusions, Suzanne Humphries)
Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa ở Anh và xứ Wales từ năm 1838 đến 1922. (Ảnh: Dissolving Illusions, Suzanne Humphries)

Pháp

Trong Chiến tranh Pháp-Phổ từ tháng 07/1870 đến tháng 01/1871, quân đội Pháp có 23,469 trường hợp mắc bệnh đậu mùa và mọi tân binh đều phải chích vaccine.

Bài đánh giá bình luận năm 1888 của Tiến sĩ Charles Creighton trong Bách khoa toàn thư Britannica đã nhấn mạnh tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa ở Phổ là 60,000 ca tử vong từ năm 1870 đến 1873, mặc dù đã được chích ngừa rộng rãi. Ông viết, “Bất chấp thực tế rằng Phổ là quốc gia có tỷ lệ chích vaccine nhắc lại cao nhất ở châu Âu, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa trong trận dịch năm 1871 [của quốc gia này] vẫn cao hơn (59,839) so với bất kỳ quốc gia nào khác ở phía bắc.”

Đức

Tại Bavaria, Đức vào năm 1871, gần 96% trường hợp mắc bệnh đậu mùa xảy ra ở những người được chích vaccine (29,429 trên 30,742).

Từ năm 1870 đến năm 1885, các hồ sơ chính thức cho thấy 1 triệu người được chích vaccine đã tử vong vì bệnh đậu mùa.

Ý

Vào năm 1888, mặc dù người dân ở Ý đã được chích vaccine rộng rãi và chích nhắc lại, bệnh đậu mùa vẫn tàn phá nhiều thị trấn. Nhiều thị trấn trong số này đã tuân theo kế hoạch chích ngừa hai năm một lần trong vài năm.

Người dân New York xếp hàng để chích vaccine đậu mùa vào tháng 04/1947. (Ảnh: FPG/Hulton Archive/Getty Images)
Người dân New York xếp hàng để chích vaccine đậu mùa vào tháng 04/1947. (Ảnh: FPG/Hulton Archive/Getty Images)

Năm 1899, Tiến sĩ Ruata đã ghi nhận sự thất bại trong việc chích ngừa ở Ý. Nhiều đợt bùng phát bệnh đậu mùa đã khiến 18,110 người tử vong, bao gồm những trường hợp đáng chú ý sau:

  • Badolato ghi nhận 1,200 trường hợp mắc bệnh đậu mùa (dân số 3,800).
  • Guardavalle có 2,300 trường hợp (dân số 3,500).
  • St. Caterina del Jonio có 1,200 trường hợp (dân số 2,700).
  • Sortino ghi nhận có 570 trường hợp tử vong (dân số 9,000 người).
  • San Cono có 135 trường hợp tử vong (dân số 1,600 người).
  • Vittoria báo cáo có 2,100 trường hợp tử vong đáng kinh ngạc (dân số 2,600).

Tiến sĩ Ruata viết, “Quý vị có thể dẫn chứng bất thứ điều gì tệ hơn trước khi phát minh ra vaccine không? Và, dân số của những ngôi làng này đã được chích vaccine toàn bộ như tôi đã chứng minh, không những vậy, tôi còn nhận được tuyên bố từ chính quyền địa phương rằng việc chích vaccine đã được thực hiện hai lần một năm theo cách hoàn hảo nhất trong nhiều năm qua.”

Nhật Bản: Không suy giảm số ca nhiễm sau khi áp dụng chích vaccine

Tiến sĩ Simon Katzoff báo cáo rằng luật chích ngừa bắt buộc bắt đầu ở Nhật Bản vào năm 1872 và các quy định nghiêm ngặt hơn về chích vaccine nhắc lại được thông qua vào năm 1885. Luật yêu cầu trẻ sơ sinh phải được chích vaccine và chích nhắc lại tối đa ba lần trong năm đầu tiên nếu lần thử đầu tiên không thành công thì sau đó mỗi năm phải thực hiện như vậy trong bảy năm.

Tuy nhiên, những biện pháp này không ngăn được dịch bệnh bùng phát. Bệnh đậu mùa vẫn tràn lan.

Từ năm 1885 đến năm 1892, với hơn 25 triệu lượt chích vaccine và chích vaccine nhắc lại, vẫn có 156,175 trường hợp mắc bệnh đậu mùa và 39,979 trường hợp tử vong. Từ năm 1892 đến 1897, Nhật Bản ghi nhận 142,032 ca đậu mùa và 39,536 ca tử vong.

Ngay cả sau khi có luật năm 1896 yêu cầu mọi người phải chích vaccine 5 năm một lần, cả nước vẫn chứng kiến ​​41,946 ca nhiễm và 12,276 ca tử vong chỉ riêng trong năm 1897 – tỷ lệ tử vong là 32% – cao gần gấp đôi tỷ lệ trước thời kỳ áp dụng chích vaccine.

Dịch bệnh đậu mùa với các tàu bệnh viện chở bệnh nhân đến Long Reach, 1884. (Ảnh: Stock-Grafiken/GettyImage)
Dịch bệnh đậu mùa với các tàu bệnh viện chở bệnh nhân đến Long Reach, 1884. (Ảnh: Stock-Grafiken/GettyImage)

Làn sóng bệnh đậu mùa dao động, không phụ thuộc vào việc chích vaccine

Dựa trên các đợt bệnh đậu mùa đã nêu ở trên, virus dường như dao động độc lập, bất kể là [có hay không áp dụng] việc chích vaccine.

Ví dụ, vào những năm 1700, London đã chứng kiến ​​số ca tử vong do bệnh đậu mùa giảm đáng kể, ngay cả trước khi việc chích vaccine được áp dụng rộng rãi. Vào thế kỷ 18, một số đợt bùng phát đã xảy ra, bất chấp quy định chích vaccine.

Từ năm 1872 đến 1909, mặc dù tỷ lệ chích vaccine bệnh đậu mùa ở Anh và xứ Wales đã giảm từ gần 90% xuống chỉ còn 40%, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa vẫn ở mức thấp (gần bằng 0) sau năm 1906.

Điều quan trọng cần lưu ý là những thay đổi này xảy ra không phụ thuộc vào việc chích vaccine, cho thấy các yếu tố khác ngoài vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ bệnh đậu mùa.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc giảm độc lực của virus đậu mùa hoặc sự tiến triển tự nhiên của bệnh qua các quần thể dân số nhạy cảm [với virus] có thể giải thích sự suy giảm số ca bệnh không phụ thuộc vào những nỗ lực chích ngừa.

Quy định chích vaccine bắt buộc đã được chứng minh là không có hiệu quả trong việc kiểm soát dịch bệnh đậu mùa. Điều này tương tự với những gì chúng ta đã thấy với COVID-19 trong 4 năm qua; những đột biến mới sẽ đến và đi, bất kể có hay không có quy định chích vaccine.

Nỗ lực của Israel nhằm kiểm soát đại dịch COVID-19 qua việc chích vaccine bắt buộc trên diện rộng bắt đầu từ tháng 12/2020 đã thất bại. Vào tháng 08/2021, Israel chứng kiến ​​​​sự gia tăng mạnh mẽ với tỷ lệ lây nhiễm hàng ngày thuộc hàng cao nhất thế giới, bất chấp chính sách vaccine mạnh mẽ của nước này.

Chương trình chích vaccine bắt buộc của Israel không ngăn được đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa của The Epoch Times)
Chương trình chích vaccine bắt buộc của Israel không ngăn được đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa của The Epoch Times)

Một nghiên cứu năm 2021 trên European Journal of Epidemiology (Tập san Dịch tễ học Âu châu) đã phân tích một cách có hệ thống mối quan hệ giữa các trường hợp COVID-19 mới và tỷ lệ dân số được chích vaccine đầy đủ trên 68 quốc gia và 2,947 quận ở Hoa Kỳ.

Không có mối liên quan rõ ràng nào được tìm thấy ở cấp quốc gia giữa tỷ lệ dân số được chích vaccine đầy đủ và số ca mắc COVID-19 mới. Điều thú vị là xu hướng này thậm chí còn gợi ý về sự tăng nhẹ số ca nhiễm COVID-19 trên 1 triệu người ở các quốc gia có tỷ lệ chích vaccine cao hơn. Ví dụ, Israel, mặc dù hơn 60% dân số đã chích vaccine đầy đủ, nhưng vẫn ghi nhận số ca mắc COVID-19 trên 1 triệu người cao nhất trong tuần trước.

Tại 2,947 quận ở Hoa Kỳ, không có dấu hiệu nào cho thấy số ca nhiễm COVID-19 giảm do tỷ lệ chích vaccine cao hơn.

Bất chấp khẳng định về hiệu quả ngắn hạn của vaccine trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh trầm trọng và tử vong, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã quan sát thấy tỷ lệ nhập viện và tử vong ở những người được chích vaccine đầy đủ đã gia tăng. Ví dụ, từ tháng 01/2021 đến tháng 05/2021, tỷ lệ nhập viện ở nhóm này đã tăng từ 0.01% lên 9% và tỷ lệ tử vong tăng từ 0 lên 15.1%.

Quy định chích vaccine bệnh đậu mùa vào những năm 1900

Thể lâm sàng bệnh đậu mùa nghiêm trọng hơn đã phổ biến ở Hoa Kỳ trong thế kỷ 19, với hai đợt bùng phát đáng kể từ năm 1900 đến năm 1925. Trong khi đó, bệnh đậu mùa nhẹ hơn vẫn tồn tại cho đến những năm 1930.

Sau đó, làn sóng đáng chú ý nhất là đợt bùng phát bệnh đậu mùa ở Thành phố New York năm 1947, dẫn đến một chiến dịch chích vaccine quy mô lớn, ước tính có khoảng 4.4 triệu người được chích vaccine trong vòng chưa đầy một tháng.

Đến năm 1949, các ca bệnh đậu mùa lưu hành đã chấm dứt ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đến năm 1966, bệnh đậu mùa vẫn là một vấn đề cấp bách ở các quốc gia kém phát triển, với các ca bệnh đậu mùa lưu hành ở 33 quốc gia.

Sau cuộc tranh luận căng thẳng, Hội đồng Y tế Thế giới đã phê chuẩn ngân sách 2.4 triệu đô la vào năm 1966 để khởi động chiến dịch diệt trừ toàn cầu trong thập niên tới.

Người dân New York được chích vaccine đậu mùa miễn phí sau khi có 12 trường hợp nhiễm bệnh ở tiểu bang này, tháng 04/1947. (Ảnh: FPG/Hulton Archive/Getty Images)
Người dân New York được chích vaccine đậu mùa miễn phí sau khi có 12 trường hợp nhiễm bệnh ở tiểu bang này, tháng 04/1947. (Ảnh: FPG/Hulton Archive/Getty Images)

Có bằng chứng trực tiếp nào về hiệu quả của vaccine không?

Liệu có thử nghiệm lâm sàng nào so sánh một nhóm được chích vaccine bệnh đậu mùa với một nhóm không được chích vaccine trên cùng cỡ mẫu không? Có bằng chứng trực tiếp nào từ các tài liệu khoa học chứng minh rằng các chương trình chích vaccine đã đóng vai trò quan trọng trong việc loại trừ các đợt bệnh đậu mùa hay không? Trên thực tế, không tìm thấy bằng chứng nào như vậy.

Một báo cáo năm 2017 của WHO, “Khuôn khổ hoạt động để khai triển kho dự trữ khẩn cấp vaccine đậu mùa của WHO để ứng phó với sự kiện bệnh đậu mùa”, nêu rõ rằng “vaccine này có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh đậu mùa ở 95% bệnh nhân được chích ngừa trong chiến dịch loại trừ bệnh đậu mùa.”

Có phải vaccine đã đẩy lùi được bệnh đậu mùa?

Nguồn ban đầu cho tuyên bố này dường như là từ bài báo năm 2003 có nhan đề “Bệnh đậu mùa: Những điểm nổi bật về mặt lâm sàng và những điều cần cân nhắc khi chích vaccine.”

Bài báo của Tiến sĩ Mahoney cho biết, “Hiệu quả của vaccine là 95% ở những người có ghi nhận triệu chứng mụn mủ có múi và lõm 1-2 cm (được gọi là mụn mủ Jennerian) vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 sau khi chích vaccine.”

Bài viết đầu tiên là bài báo JAMA năm 1999 của Henderson DA và cộng sự có nhan đề “Bệnh đậu mùa như một vũ khí sinh học: Quản lý y tế và sức khỏe cộng đồng.” Câu duy nhất trong bài báo này đề cập đến con số 95% là: “Hơn 95% người phát triển mụn mủ Jennerian”. Tuy nhiên, không có nguồn trực tiếp nào hỗ trợ cho tuyên bố này.

Tài liệu tham khảo thứ hai được Tiến sĩ Mahoney trích dẫn là từ bản cập nhật về chích vaccine bệnh đậu mùa từ ủy ban cố vấn vaccine của CDC, “Khuyến nghị về vaccine Vaccinia (Đậu mùa) của Ủy ban Tư vấn Thực hành Chích ngừa (ACIP).” ACIP tuyên bố, “Sau khi tiêm trong da với liều vaccine phòng ngừa tiêu chuẩn, >95% số người được chích vaccine ban đầu (tức là những người được chích liều vaccine đầu tiên) sẽ phát triển kháng thể trung hòa hoặc ức chế ngưng kết hồng cầu ở hiệu giá lớn hơn hoặc bằng 1: 10.”

Nguồn của tuyên bố này được trích dẫn từ một nghiên cứu năm 1977 được công bố trên Journal of Infectious Diseases (Tập san Bệnh Truyền nhiễm,) dường như là nguồn gốc của tuyên bố “hiệu quả 95%” của WHO vào năm 2017.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi 9 nhà nghiên cứu từ Khoa Nhi, Đại học California ở San Diego và Los Angeles, và được Viện Y tế Quốc gia hỗ trợ.

Nghiên cứu có uy tín liên quan đến một nhóm 786 trẻ em đã xem xét tính hiệu quả và tác dụng phụ của bốn loại vaccine đậu mùa ở các nồng độ khác nhau. Kết quả cho thấy ba loại vaccine được cấp phép (các chủng virus do Ủy ban Y tế Thành phố New York nuôi dưỡng trong bạch huyết bê hoặc màng chorioallantoic và vaccine Lister) đều có hiệu quả tương tự.

Hiệu quả của vaccine được đánh giá dựa trên phản ứng của người được chích vaccine, đặc biệt bằng cách quan sát bất kỳ phản ứng đáng kể nào vào khoảng ngày thứ mười, thường liên quan đến tổn thương thần kinh trung ương xảy ra sau ngày thứ bảy.

Phản ứng trên da sau vài tuần chích vaccine đậu mùa được dùng để đánh giá hiệu quả của việc chích ngừa. (Ảnh: CDC/Getty Images)
Phản ứng trên da sau vài tuần chích vaccine đậu mùa được dùng để đánh giá hiệu quả của việc chích ngừa. (Ảnh: CDC/Getty Images)

Khẳng định của WHO về hiệu quả 95% dường như có cơ sở dựa trên thực tế là 97% trẻ em biểu hiện cả “phản ứng rõ rệt” và trong xét nghiệm huyết thanh học. Tuy nhiên, đây không phải là bằng chứng trực tiếp về vai trò của vaccine trong việc loại trừ bệnh đậu mùa mà chỉ đơn thuần cho thấy sự hiện diện của vết sẹo trên da và phản ứng kháng thể trong máu ở những người được chích vaccine.

Một bằng chứng bổ sung là những người được chích vaccine vẫn giữ được trí nhớ miễn dịch, cho phép các tế bào bạch huyết của họ có khả năng phản ứng với virus đậu mùa nếu gặp phải trong cơ thể.

Bất kể phản ứng da, phản ứng huyết thanh hay trí nhớ miễn dịch, điều quan trọng cần lưu ý là những quan sát này mang tính hỗ trợ gián tiếp hơn là bảo vệ lâm sàng trực tiếp. Có một khoảng cách không thể phủ nhận giữa dữ liệu điều tra và tuyên bố rằng bệnh đậu mùa đã được loại trừ nhờ vaccine.

Tóm lại, mặc dù WHO tuyên bố rằng bệnh đậu mùa đã bị đẩy lùi nhờ vaccine, nhưng thật đáng thất vọng khi không có dữ liệu chắc chắn nào chứng minh cho tuyên bố mang tính lịch sử này. Ngược lại, có rất nhiều ví dụ trái ngược nhau. Hơn nữa, không có đủ bằng chứng để ủng hộ cho tuyên bố vaccine đậu mùa có hiệu quả 95%, một câu chuyện vốn được các chính phủ tuyên truyền trong 200 năm qua!

Tại sao vaccine đậu mùa không có tác dụng

Tại sao vaccine đậu mùa không hiệu quả như chúng ta tưởng?

Câu trả lời nằm ở hai thành phần cơ bản của hệ miễn dịch con người: [hoạt động của] miễn dịch tự nhiên hoặc bẩm sinh và miễn dịch thu được.

Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta có thể được chia thành năm lớp. Ba lớp đầu tiên được xem là khả năng miễn dịch bẩm sinh hoặc tự nhiên, bao gồm lớp thứ nhất là da, mũi và mắt của chúng ta; lớp thứ hai là các tế bào biểu mô niêm mạc trong đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa tiết ra các protein kháng virus mạnh như interferon; lớp thứ ba là các tế bào miễn dịch bẩm sinh như tế bào tiêu diệt tự nhiên và đại thực bào có khả năng tiêu diệt virus xâm nhập. Hai lớp miễn dịch cuối cùng hoạt động theo cách chuyên biệt, bao gồm tế bào T và tế bào B có thể tạo ra khả năng miễn dịch tế bào hoặc kháng thể đặc hiệu với virus.

Năm hàng rào miễn dịch của con người (Ảnh minh họa của The Epoch Times)
Năm hàng rào miễn dịch của con người (Ảnh minh họa của The Epoch Times)

Nhiễm trùng tự nhiên sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ từ cả năm lớp này của hệ miễn dịch, bắt đầu từ hàng rào miễn dịch đầu tiên. Tuy nhiên, khi vaccine được chích vào bắp cơ, như vaccine COVID-19, thường vượt qua hai tuyến phòng thủ đầu tiên [của cơ thể]. Những kiểu huấn luyện một phần hệ miễn dịch này thường dẫn đến phản ứng miễn dịch yếu đi và thiếu cân bằng.

Chích vaccine là một kiểu huấn luyện thiếu cân bằng làm sai lệch khả năng miễn dịch bẩm sinh của chúng ta về lâu dài. Chúng tôi thậm chí còn chưa đề cập đến các thành phần có khả năng gây hại thường có trong vaccine. Nhiều người có thể nghĩ rằng tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc quần áo là con đường lây truyền bệnh đậu mùa chính. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng cho thấy các hạt khí dung dạng hạt mịn là phương thức lây truyền thường xuyên và hiệu quả nhất. Theo đó, khả năng miễn dịch niêm mạc bẩm sinh đóng vai trò quan trọng trong khả năng bảo vệ tổng thể chống lại virus đậu mùa.

Chích vaccine bỏ qua khả năng bảo vệ quan trọng của miễn dịch lớp niêm mạc, dẫn đến khả năng miễn dịch bị khiếm khuyết. Hơn nữa, phương pháp chích vaccine đậu mùa cũng ảnh hưởng đến lực đề kháng [của cơ thể]. Ví dụ, tỷ lệ trẻ em phát triển kháng thể trung hòa sau khi chích vaccine đậu mùa trong da và dưới da lần lượt là 83% và 23%. Nếu hệ miễn dịch bẩm sinh càng hoạt động mạnh thì phản ứng càng mạnh mẽ.

Tiếp theo: Các tổn thương và các vấn đề liên quan đến vaccine đậu mùa.

Vân Hi biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times